Sập gỗ cũ là một trong những đồ dùng nội thất xuất hiện từ nhiều đời nay trong các gia đình Việt. Chúng có nhiều tên gọi tùy từng vùng miền như chiếu ngựa, phản gỗ, sập gỗ…được sử dụng, sưu tập như một thú chơi và còn lưu truyền được qua nhiều thế hệ. Hiện nay, nhịp sống thay đổi, chúng dần ít xuất hiện trong các gia đình hiện đại, chỉ còn được tìm mua như thú sưu tầm và những ngoài hoài niệm xưa. Vì thế, nhiều người tìm mua những chiếc sập gỗ xưa nhưng không phải ai cũng biết những tiêu chí định giá để mua được những sản phẩm chất lượng với mức giá hợp lý. Bài viết này sẽ gợi ý cho các bạn những gợi ý để tham khảo từ đó lựa chọn được những chiếc sập gỗ thanh lý tốt nhất.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Cấu tạo của sập gỗ
Nói đến cấu tạo, một bộ sập gụ hoàn chỉnh gồm có 2 phần: mặt sập và quây sập.
Mặt sập gỗ đẹp : một lá , hai lá hoặc ba lá mặt. Quây sập: gồm dạ sập và phần chân sập. Quây sập có thể thiết kế thành tam diện, tứ diện. Chân sập thường được thiết kế to, vững chãi đại diện cho sức mạnh, sự vững chãi. Các họa tiết trên phần dạ sập thường được cách điệu tứ linh, tứ quý là Long, Ly, Quy (Rùa) , Phượng. Kích thước phổ biến của sập gỗ được chia thành 2 loại: sập trung (1,6 m x 2,0 m) và sập đại (1,8 m x 2,2 m). Cũng có loại sập đơn giản chỉ có phần mặt sập là 2-3 tấm gỗ ghép lại, được đặt lên 2 chân chữ A giữ thường gọi là chiếu ngựa.
Phân loại các mẫu sập gỗ cũ xưa
Hiện tại các mẫu sập gỗ rất đa dạng về chất liệu, màu sắc, kích cỡ, hình dáng. Nhưng chung quy lại chúng được phân loại theo 2 cách thông dụng nhất: theo tên gọi dân gian xưa và kiểu dáng chế tác nên chúng.
(1) Phân loại theo nhóm tên gọi dân gian
Các loại sập cũ xưa chúng được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như: dỗi, sao xanh, xoan đào, hương xám, lim đen, trắc…và gỗ gụ thường là loại được làm ra nhiều nhất, được nhiều người lựa chọn bởi màu sắc, độ rắn chắc cũng như vân gỗ đều đẹp, đặt vào các ngôi nhà có phong cách xưa rất phù hợp.
+) Sập gụ có 4 cái chân uốn cong giống “chân quỳ” nên người ta còn gọi là Sập Chân Quỳ.
Một số mẫu sập chân quỳ cũ và mới:

Sập gụ trơn- sập chân quỳ trơn

Sập gụ liên chi không đục cẩn ốc

Sập chân quỳ đục
+) Sập miễng: (còn được gọi là bộ phản, người Miền Nam gọi là bộ Ván Ngựa, bộ ngựa …) là một chiếc sập được đóng rất đơn giản , chủ yếu là hai, ba hoặc nhiều tấm gỗ ghép lại với nhau đặt trên hai chiếc kệ (chiếc ngựa) dùng để ngồi tiếp khách, để ngủ, để ăn cơm … rất tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày của các gia đình sống ở nông thôn, miền núi. Chúng có nguồn gốc khá đặc biệt do các cụ già thời xưa có cách tính xa thường tìm kiếm, lưu trữ cho mình các thớ gỗ lớn để lo hậu sự cho mình sau này có cần thì xẻ nhỏ ra để đóng quan tài hoặc gỗ tốt thì làm của để dành cho con cháu đời sau. Thời gian lâu chưa dùng đến thì các tấm gỗ đó được thiết kế thêm chân đỡ, các tấm gỗ kê lên chân thành giường, dần dần phần chân được đục đẽo tăng thêm phần thẩm mỹ.
Gỗ để đóng sập miểng thì có đủ loại, đa dạng và phong phú, từ loại gỗ thường như xoan, dỗi, mật, lát… đến các loại gỗ quý như gỗ Lim, gỗ Trắc, gỗ Thủy Tùng, gỗ Sưa, … Sập miểng được đóng với nhiều kích thước khác nhau, nhưng phổ biến là 1,6 m x 2 m. Mặt thường có từ 2-4 tấm gỗ có chiều dày từ 4-10cm.
Một số hình ảnh sập miễng

Ván ngựa xưa 3 tấm

Ván ngựa chân đơn giản nguyên bản
Ngoài ra hiện nay gỗ quý ngày càng hiếm, gỗ nhập khẩu rất đa dạng chất liệu với khổ lớn được xẻ ra 1 tấm gọi là chiếu ngựa

Chiếu ngựa hộp 1 tấm
+) Sập thờ là bàn thờ được đóng 4 cái chân cong như sập chân quỳ, được trạm khắc tinh xảo, có mẫu mã phú với nhiều điển tích khác nhau như: tứ linh (Long Ly Quy Phượng), Tứ Quý , Ngũ Phúc, Mai Hóa (long), Trúc Hóa, …

Sập thờ gỗ mít Tứ Linh
Sập thờ thường được đóng bằng gỗ gụ, gỗ dổi, gỗ mít, gỗ hương … và tùy theo điều kiện kinh tế có thể mua sắm đồ có sẵn trên thị trường hoặc đặt hàng thiết kế đồng bộ với cả bộ đồ thờ theo kích thước không gian thực tế của phòng thờ, nhà thờ tổ…
Giá cả của sập thờ trên thị trường cũng phong phú đa dạng từ vài chục triệu đồng tới hàng trăm triệu đồng đối với những chiếc sập làm bằng gỗ quý, trạm khảm tinh xảo và được thiếp bằng vàng thật …
(2) Phân loại theo kiểu dáng, tích đục xưa
Theo mẫu mã tích đục, người ta phân thành : Sập mai đào , sập ngũ phúc, sập sen vịt, …
Về mẫu mã: Kế thừa mẫutruyền thống cha ông để lại, Sập chân quỳ ngày nay đang được các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống đóng mới các mẫu mã hết sức phong phú và đa dạng, cầu kỳ và tốn nhiều chi phí nhân công bởi hầu hết được làm bằng thủ công bởi những chi tiết tinh xảo không thể có máy móc nào thay thế được.
Một số hình ảnh, tích xưa được chế tác: Sập cây mai, cây đào nở hoa, ngũ phúc…mong muốn đưa tài lộc, thịnh vượng, văn hóa xưa vào ngôi nhà :

Sập đào
Sập vắt vải được tô điểm thêm những bông hoa , chữ triện khảm ốc thật mềm mại và trang trọng

Sập Vắt vải cổ

Sập ngũ phúc liên chi Phúc- Lộc- Thọ
Các tích cổ Văn hóa Việt (Sen – Vịt, Cây tre , cây đào…) đang được các nghệ nhân tại làng nghề truyền thống Hải Minh (Hải Hậu, Nam Định) vun trồng, trạm khắc trên trên Sập gụ khảm ốc liên chi. Những tác phẩm tuyệt đẹp này đã góp phần đưa tâm hồn Việt, văn hóa Việt ra khắp bạn bè Năm Châu Bốn Bể thông qua các đơn hàng xuất khẩu :


Sập Trúc – gỗ gụ

Sập gụ khảm tích sen
Tiêu chí đánh giá sập gỗ cũ cần biết
Giá trị của một chiếc sập gỗ sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố:
+) Yếu tố thứ nhất: cũng là yếu tố quan trọng nhất đó là chất liệu gỗ của sập. Với những chiếc sập gỗ quý như Trắc, Sưa. Thêm vào kiểu dáng, mẫu mã và kích thước, tuổi đời…giá trị của chúng có thể lên đến con số trên trăm triệu và đến cả tỉ đồng. Với các loại gỗ thường như xoan đào, dỗi, tràm..thì giá trị của chúng chỉ từ vài triệu đến hơn chục triệu.
+) Yếu tố thứ hai: Kiểu dáng, mẫu mã
Nếu sập gỗ có kích thước nhỏ và mẫu mã đơn giản như sập trơn thì sẽ có giá thấp hơn so với những sập kích thước lớn và hoa văn trạm trổ kì công hơn do công thợ thủ công chạm đục sẽ mất nhiều thời gian và giá trị lớn ở tay nghề của họ
+) Yếu tố thứ ba: Kích thước sập
Sập kích thước càng lớn thì giá trị càng cao, sập cùng loại gỗ nhưng loại 1 tấm sẽ có giá cao hơn loại ghép từ 2 tấm, 3 tấm
+ Yếu tố thứ tư: Tuổi đời sập
Sập càng có tuổi đời lâu thì giá trị càng cao, bởi sập gỗ ngày xưa gần như chỉ nhà giàu mới có, họ chọn được gỗ tốt để làm nên chúng thường có giá trị cao bởi độ tốt của gỗ và độ hiếm do thời xưa chỉ có thợ thủ công làm, rất hiếm có cái thứ hai giống nhau
Địa chỉ mua sập gỗ giá tốt tại tphcm
Qúy khách tại khu vực TPHCM và các tỉnh lân cận có thể cân nhắc chọn đồ cũ Trịnh Gia là đơn vị thu mua bởi những lí do sau:
Thứ nhất: Thời gian tiếp nhận yêu cầu thanh lý, đến khi có mặt tại địa chỉ yêu cầu chỉ trong vòng 1 tiếng
Thứ hai: Giá thu mua được đánh giá sát với tình trạng, hình thức hiện nay của sản phẩm. Không ép giá mua theo kiểu đồ phế liệu
Thứ ba: Trong quá trình tháo dỡ, khách hàng có yêu cầu tháo dỡ phụ thêm phần nào đó, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ thêm mà không tính thêm phí
Thứ tư: Báo giá ngay qua các mạng xã hội như: Zalo, Facebook… để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm bệnh nếu quý khách không yêu cầu phải đến tận nơi
Thứ năm: Nếu quý khách đã mua bán qua cùng chúng tôi, lần sau nếu bán hoặc giới thiệu thêm người khác sẽ có % chiết khấu lại
THANH LÝ HÀNG CŨ GỌI NGAY: 0914.040.991
Địa chỉ: D15/22, đường Võ Văn Vân, ấp 4, xã Vĩnh Lộc B, Bình Chánh, TPHCM (https://bitly.com.vn/x3Iby)
Website: https://thanhlydocusaigon.net/
Facebook: https://www.facebook.com/thanhlydocusgYoutube: https://bit.ly/2Y0Ubry